ABBank - Thương hiệu ngân hàng “đậm vị bền vững“

ABBank - Thương hiệu ngân hàng “đậm vị bền vững“

Thứ Ba, 26/01/2021 - 06:10

ABBank thuộc nhóm ngân hàng tăng trưởng đều suốt gần hai thập kỷ qua, bất chấp dịch bệnh hay các yếu tố trở ngại khác. Có được kết quả này là nhờ quan điểm tăng trưởng không nóng vội, an toàn và tròn vai đã được ban lãnh đạo cũng như cổ đông của ngân hàng nhất quán trong định hướng.

Cổ phiếu của ABBank - mã ABB chính thức giao dịch tập trung trên hệ thống UPCoM vào ngày 28/12/2020, với giá tham chiếu là 15.000 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường của ABBank tại thời điểm chào sàn vào khoảng hơn 8.500 tỷ đồng. Tổng số lượng cổ phiếu mà ABBank đăng ký giao dịch là hơn 571 triệu đơn vị, tương đương giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch là hơn 5.713 tỷ đồng.

Như vậy, ABBank đã hoàn tất công tác đăng ký giao dịch tập trung trên UPCoM theo đúng lộ trình yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Năm 2020 là hạn chót để các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán, theo đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

Với ABBank mà nói, đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán cũng đánh dấu bước tiến lớn sau những nỗ lực chuẩn bị kỹ càng của ngân hàng. Ông Lê Hải - Tổng Giám đốc ABBank cho biết: "Lộ trình của chúng tôi chọn không đánh đổi sự bền vững để phát triển nóng. ABBank đã chuẩn bị cho công tác này từ vài năm nay để ngân hàng đáp ứng những tiêu chuẩn của Ủy ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước và các cổ đông. Trong nhiều năm qua, cổ đông của ngân hàng đã gắn bó và tin tưởng đội ngũ Hội đồng Quản trị, Ban điều hành; tin tưởng vào sự phát triển của ngân hàng..., vun đắp sức mạnh cũng như giá trị của ABBank cho những chặng đường mới”.

Bên cạnh yếu tố tuân thủ, việc giao dịch cổ phiếu tập trung trên UPCoM còn mang theo những kỳ vọng lớn của ABBank đối với sự phát triển của ngân hàng, bao gồm: Tăng tính thanh khoản của cổ phiếu ABBank trên thị trường chứng khoán; Minh bạch hóa và nâng cao năng lực quản trị của ABBank; Thu hút thêm nguồn vốn và gia tăng tài sản cho ngân hàng cũng như nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu ABBank trên thị trường.

Khi đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, Ban lãnh đạo ABBank vẫn giữ quan phát triển không đốt cháy giai đoạn và điều này cũng nhất quán với chiến lược dài hạn của ngân hàng. Thành lập từ năm 1993, ABBank được biết đến là một trong những ngân hàng bán lẻ có sức cạnh tranh tốt trên thị trường nhờ đa dạng sản phẩm và dịch vụ tài chính. Hiện tại, ngân hàng hoạt động ở các mảng chính là tài trợ, vay vốn, bảo lãnh, thanh toán quốc tế và các sản phẩm tiền gửi.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán quý III/2020, vốn điều lệ của ABBank là hơn 5.713 tỷ đồng. Đặc biệt, các chỉ số về hiệu quả hoạt động đều được đảm bảo theo đúng định hướng “hiệu quả, bền vững” của ngân hàng như: Lợi nhuận trước thuế hàng năm ghi nhận sự tăng trưởng đều đặn, tích cực; Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn và tài sản RoE, RoA, CAR vẫn luôn được giữ ổn định.

Bật mí về kết quả này, ABBank cho biết, theo nhận định sơ bộ kết quả kinh doanh của năm 2020 dựa trên số liệu cập nhật cuối tháng 11/2020, ABBank chắc chắn vượt chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra tại kỳ họp ĐHCĐ hồi tháng 6/2020. Đây là một tín hiệu lạc quan, đặt nền móng tốt để ngân hàng bước sang năm 2021 và kiện toàn kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.

Kết quả kinh doanh năm 2020 của ABBank được cho là khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 đã gây tác động không nhỏ lên hệ thống tài chính và vẫn còn đang phức tạp trên thế giới. Kết quả này cũng một lần nữa khẳng định chủ trương “không cần tăng trưởng nóng, cứ đi một cách bền vững” là chiến lược mang tầm nhìn dài hạn. 

Theo phân tích hiện tại, ABBank là ngân hàng có mức tăng trưởng bình quân ở mức khá và ổn định qua nhiều năm. Trong 5 năm trở lại đây, ABBank ghi nhận sự tăng trưởng ổn định khi lợi nhuận trước thuế đạt mức tăng trưởng trung bình 83%.

ABBANK ĐÃ LÀM THẾ NÀO?

​Nhiều năm qua, ABBank không ngừng củng cố nội lực. Đơn cử như năm 2020, ABBank chứng kiến nhiều sự thay đổi trong chính sách điều hành, tối ưu hóa bộ máy hoạt động. Ngoài những chính sách điều chỉnh hợp lý, tạo động lực kinh doanh hiệu quả, xây dựng kịch bản khủng hoảng cho hệ thống để có thể kịp thời ứng phó, điều chỉnh trước những diễn biến của thị trường, đảm bảo an toàn hoạt động; ABBank còn khuyến khích CBNV chia sẻ khó khăn với ngân hàng, tăng cường sử dụng dịch vụ nội bộ nhằm tạo thêm một nguồn khách hàng ổn định, nỗ lực chung tay vượt khó cùng toàn thể CBNV các cấp.

Bên cạnh đó, đầu tư vào công nghệ số là hướng đi giúp ABBank đạt được nhiều thành tựu trong năm 2020. Ngân hàng đã thu hút được thêm lượng khách hàng mới nhờ chú trọng phát triển sản phẩm dịch vụ theo xu hướng chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu số hóa chi tiêu ngày càng đa dạng của khách hàng. Đối với xu hướng phát triển ngân hàng số, ABBank luôn quan điểm cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư các nền tảng công nghệ, cân nhắc đến những cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan chức năng về tính an toàn, bảo mật cho khách hàng và cả ngân hàng khi áp dụng công nghệ vào sản phẩm dịch vụ của mình, không đầu tư nóng. Để phát triển ngân hàng số, yếu tố cốt lõi là ngân hàng phải có hệ thống quản trị tốt. Tất cả phải kết hợp với nhau thì việc triển khai ngân hàng số mới có thể thành công.

Năm 2021, ABBank sẽ tiếp tục kiên trì với các chiến lược nhằm số hóa ngân hàng, đẩy mạnh các mảng kinh doanh mục tiêu: Khách hàng cá nhân, SMEs, tăng thu từ phí dịch vụ. Cụ thể, ABBank hướng tới việc cá thể hóa sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa, vượt trội nhu cầu của khách hàng thông qua các chiến lược nghiên cứu hành vi người dùng, hành vi khách hàng; Xây dựng các sản phẩm hướng tới nhu cầu tài chính hiện tại, gợi mở các nhu cầu tài chính trong tương lai của khách hàng; Mở rộng danh mục hợp tác với các đối tác để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của sản phẩm dịch vụ và thu hút khách hàng mới.

Trong hoạt động vận hành, ABBank đã thực hiện xây dựng nhiều chính sách quản trị rủi ro đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, đầu tư cho hệ thống công nghệ - số hóa ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động… nhằm quản trị rủi ro chủ động với sự hỗ trợ từ các cổ đông chiến lược, cổ đông nước ngoài như MayBank, IFC. Ngân hàng kết hợp tập trung hóa thẩm định tín dụng, tính toán mức độ đủ vốn nhằm tối ưu việc sử dụng vốn và kiểm định sức khỏe của vốn với các vấn đề rủi ro xảy ra.

Chính điều này giúp ABBank củng cố nội lực, duy trì trạng thái kinh doanh ổn định và đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng.

“Key 2” là trong mọi chiến dịch kinh doanh, ABBank luôn xây dựng thương hiệu giá trị vì cộng đồng. Mới đây, Mibrand Việt Nam - công ty định giá hàng đầu thế giới đã công bố TOP 30 thương hiệu ngân hàng trong nước đạt chỉ số sức khỏe thương hiệu cao nhất. Theo đó, ABBank lọt TOP 30 đối với các kết quả ghi nhận từ nhiều hoạt động định vị thương hiệu thành công trong 2 năm 2019 và 2020, tập trung vào việc truyền tải hình ảnh hiện đại, gắn liền với gia đình. Kết quả công bố năm 2019, ABBank ở vị trí 21; năm 2020, ABBank thăng hạng ở vị trí 16.

Từ giữa năm 2019, ABBANK đã triển khai nhiều dự án tái định vị thương hiệu, thu hút khách hàng và duy trì tính bền vững trong hoạt động kinh doanh như: Hướng hình ảnh của ngân hàng đến gần hơn với nhóm khách hàng gia đình; Tinh chỉnh bộ nhận diện thương hiệu theo phong cách trẻ trung, hiện đại; Ra mắt phim giới thiệu (TVC) mới cùng thông điệp gần gũi - “một người đồng hành tận tâm”…

 

Theo đó, bộ nhận diện thương hiệu (CI) đã góp phần giúp giá trị thương hiệu của ABBank tăng cao trong tâm trí của khách hàng. Kế thừa những giá trị cũ với màu xanh ngọc và cam quen thuộc, bộ nhận diện thương hiệu mới của ABBank cải tiến thêm những chi tiết tinh giản nhưng trẻ trung, hiện đại, thể hiện rõ nét hơn tính cách thương hiệu và tầm nhìn ABBank trong giai đoạn mới - một ngân hàng bán lẻ thân thiện, năng động, nằm trong nhóm những ngân hàng có chất lượng dịch vụ bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

Không chỉ vậy, các giá trị cốt lõi đầy nhân văn của ABBank như "Thân thiện - Đồng cảm" tiếp tục được thể hiện tại chính các không gian giao dịch nhằm nâng cao hơn nữa trải nghiệm của khách hàng khi đến với ngân hàng, như khu vực quầy ưu tiên dành riêng cho khách hàng là người cao tuổi, phụ nữ mang bầu, người khuyết tật, người đi cùng trẻ nhỏ; dịch vụ wifi miễn phí tốc độ cao, sạc pin điện thoại/các thiết bị điện tử…

Ý nghĩa gia đình được ABBank sử dụng làm chủ đề cho những chương trình khuyến mại như: Tích lũy an gia - Nhận quà như ý, Thẻ Visa ABBank cashback… Hay việc là một trong những ngân hàng đi đầu triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện, tiền nước, thu hộ thuế, các dịch vụ thẻ tiện ích, các sản phẩm tiết kiệm tích lũy tương lai, tiết kiệm U50, các sản phẩm bancassurance, ứng dụng công nghệ vào sản phẩm dịch vụ nhằm tiết kiệm thời gian... cũng chính là định hướng của ABBank trong việc phát triển như một ngân hàng của gia đình, cung cấp các giải pháp tài chính hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của mỗi thành viên, ứng dụng công nghệ vào sản phẩm dịch vụ nhằm tiết kiệm thời gian giao dịch.

Việc tiếp tục kiên trì với những hoạt động cộng đồng mang lại giá trị tích cực, có hiệu quả lâu dài và bền vững cho xã hội cũng là cơ sở giúp giá trị thương hiệu của ABBank được nâng cao.

Từ năm 2020, hoạt động cộng đồng của ABBank còn mở rộng mối quan tâm đến các vấn đề về môi trường, biển đảo, năng lượng bền vững. Đầu năm 2020, không chỉ mang Tết ấm, Tết vui mà ngân hàng còn mang cả Tết có điện đến bà con xã Đăk Ơ (Bình Phước) với dự án đèn năng lượng mặt trời phối hợp cùng tổ chức Liter of Light tại Việt Nam.

Tháng 1/2021, ABBank cùng phối hợp với Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) là các đơn vị tiên phong tham gia đề án sáng kiến 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ, với định hướng phát triển hệ sinh thái rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ cho Việt Nam. 

Cụ thể, 11.200 cây xanh (gồm 7.700 cây Keo, 3.300 cây Lim xanh và 200 cây Quế) thuộc danh mục cây trồng phòng hộ, chống xói mòn, sạt lở đất đã được ABBank trao tặng cho 10 hộ gia đình là người dân tộc thiểu số tại 03 xã của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trồng và chăm sóc. Đây là những loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng tự nhiên của vùng đất Quảng Nam, thích hợp trồng ở vùng núi, có tác dụng lớn trong việc cải tạo đất và trồng rừng phòng hộ, có giá trị kinh tế cao giúp cải thiện đời sống cho người dân tại khu vực biên giới này.

 

Vẫn là quan điểm đồng hành cùng cộng đồng và vì lợi ích lâu bền của nền kinh tế, ABBank cũng đã tròn vai gánh vác khó khăn cùng doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19 theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đuổi chiến lược ngân hàng bán lẻ, các kế hoạch hành động nhằm phục vụ nhu cầu của các khách hàng cá nhân và SMEs được ABBank chú trọng ngay từ đầu năm 2020 và đặc biệt là khi bùng phát dịch bệnh.

Việc chủ động xây dựng các sản phẩm dịch vụ, các chính sách tín dụng phù hợp trong tình hình dịch bệnh đã hỗ trợ ABBank trong việc phát triển thêm khách hàng mới. Đồng thời, việc cân đối các nguồn vốn trung dài hạn với chi phí hợp lý đã giúp ngân hàng cung cấp được các gói cho vay với lãi suất cạnh tranh cho hai phân khúc khách hàng chiến lược này, từ đó, đóng góp vào tăng trưởng tín dụng của ABBank.

Để hỗ trợ khách hàng, năm 2020, ABBank đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, giảm biên độ NIM để đồng hành cùng khách hàng. Hiện ABBank đang nằm trong nhóm ngân hàng có mức lãi suất ưu đãi cạnh tranh bậc nhất thị trường, như cho vay khách hàng cá nhân chỉ từ 5,9%/năm, cho vay SMEs từ 6,5%/năm, cho vay khách hàng doanh nghiệp từ 6,1% đối với VNĐ và từ 2,1%/năm đối với USD.

Ngân hàng cũng chú trọng kiện toàn vận hành, giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động thông qua các dự án như: Tính toán tài sản có rủi ro - RWA, Tính toán mức độ đủ vốn - ICAAP, Xây dựng khung quản lý tài sản nợ có - ALM, Phân bổ chi phí đa chiều - MPA... Với sự đồng lòng của toàn hệ thống, các dự án mà ABBank triển khai đã sớm đem lại hiệu quả và rút ngắn thời gian, chi phí vận hành.

Theo quan điểm của ABBank, đồng hành cùng khách hàng để khắc phục hậu quả của dịch Covid-19 chính là thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm của mỗi ngân hàng. Với ABBank, nếu doanh nghiệp khỏe thì nền kinh tế mới khỏe và ngành ngân hàng mới phát triển bền vững. Cũng bởi lẽ, "bền vững, ổn định" vốn là từ khóa chủ đạo trong hoạt động của ABBank, giúp khẳng định niềm tin về ABBank trong lòng khách hàng suốt gần 28 năm qua.

 

Ông Lê Xuân Thơm - Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Hải Đăng, khách hàng của ABBank chia sẻ trong giai đoạn dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng: “Dịch Covid-19 xuất hiện tại Nha Trang khiến rất nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa. Những doanh nghiệp do có bước chuẩn bị tốt nên hiên tại vẫn giữ được lượng khách tương đối để duy trì hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, doanh thu chỉ còn hơn 40%. Tiền lương nhân viên là vấn đề nan giải khi doanh nghiệp không đủ sức chi trả lương cho toàn bộ. 

Khi được ABBank hỗ trợ giảm lãi, giãn thời hạn trả nợ, doanh nghiệp như chúng tôi có thêm động lực vượt qua khó khăn. Tôi cũng như các doanh nghiệp khác đánh giá cao động thái hỗ trợ doanh nghiệp của ngân hàng. Điều này thể hiện văn hoá kinh doanh của ABBank với triết lý kinh doanh chia sẻ lợi nhuận - đồng hành cùng khách hàng”.

Với những khách hàng SME thuộc nhóm khách hàng ưu tiên của ABBank có nhu cầu vay ngắn hạn còn được tham gia chương trình ưu đãi lãi suất “Tiếp vốn nhanh - Tăng trưởng kinh doanh” với mức lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 6,5%/năm. 

Hoặc các doanh nghiệp siêu nhỏ (có doanh thu năm liền kề ≤ 25 tỷ đồng; đi lên từ hộ kinh doanh/cá thể kinh doanh, hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp tách ra từ tập đoàn/công ty lớn) có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tại ABBank với 2 lựa chọn gói sản phẩm: “SSE Biz Loan - Cấp tín dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ đảm bảo 100% bằng bất động sản, sản phẩm huy động” có mức ưu đãi tỷ lệ ký quỹ khi phát hành L/C, bảo lãnh là 0% hoặc sử dụng gói “SSE Flex - Cấp tín dụng linh hoạt dành cho khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ” với đa dạng, linh hoạt loại tài sản bảo đảm và được xem xét cấp một phần hạn mức không tài sản bảo đảm đến 60% hạn mức tín dụng.

Cả hai gói sản phẩm này đều được thiết kế mức cấp tín dụng lên đến 10 tỷ đồng, tỷ lệ cho vay lên đến 99% giá trị tài sản đảm bảo và thời hạn cấp tín dụng tối đa lên đến 120 tháng.

Tương tự, với khách hàng cá nhân, ABBank cũng liên tục điều chỉnh giảm mức lãi suất xuống chỉ còn từ 5,9%/năm cho các gói vay tiêu dùng, chỉ từ 7%/năm với các gói vay hỗ trợ vốn kinh doanh cho các hộ gia đình… để san sẻ gánh nặng với khách hàng. Trong năm 2020, ABBank đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, khách hàng. Trong khi đó, hoạt động quản lý rủi ro vẫn được kiểm soát tốt.

 

26/01/2021 6:00
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top