Aa

Bất động sản 24h: Dự án căn hộ quanh cầu Thủ Thiêm chạm mốc giá trên 100 triệu đồng/m2

Thứ Hai, 18/01/2021 - 10:30

Hơn 100 triệu/m2 dự án căn hộ quanh cầu Thủ Thiêm; Thị trường văn phòng liên tục thực hiện “cải cách” hậu dịch Covid-19... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Hơn 100 triệu/m2 dự án căn hộ quanh cầu Thủ Thiêm

Cầu Thủ Thiêm 1 và Thủ Thiêm 2 là hai công trình hiện hữu với vai trò kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu trung tâm cũ là quận 1 và Bình Thạnh. Trong khi cầu Thủ Thiêm 1 đã được đưa vào khai thác từ năm 2007 và trở thành trục di chuyển chính từ khu trung tâm sang Thủ Thiêm thì cầu Thủ Thiêm 2 đang bị chậm tiến độ do các vướng mắc về giải tỏa mặt bằng, thời gian hoàn thành được gia hạn đến ngày 9/9/2021.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những công trình hạ tầng quan trọng này đã làm tăng sức nóng của các dự án bất động sản trong khu vực. Trong 3 năm qua, nhiều sản phẩm cao cấp xung quanh cầu Thủ Thiêm 1 và Thủ Thiêm 2 được đưa ra thị trường với mức giá chạm mốc trên 100 triệu đồng/m2 nhờ vị trí đắc địa và tầm nhìn ra sông Sài Gòn.

Dự án hoàn thiện đầu tiên nằm sát chân cầu Thủ Thiêm 1 tại số 90 Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) là Sunwah Pearl của chủ đầu tư đến từ Hong Kong Sunwah Group. Dự án có 1.342 căn hộ, diện tích 52-124 m2. Tại thời điểm mở bán năm 2017, dự án có giá bán khoảng hơn 70 triệu đồng/m2, tuy nhiên đến nay các giao dịch thứ cấp tại đây đã lên đến khoảng 95-110 triệu đồng/m2.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường văn phòng liên tục thực hiện “cải cách” hậu dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 với các giai đoạn bùng phát khác nhau đã tác động bất ngờ tới nhiều ngành. Với thị trường văn phòng linh động, một mặt, có thể nhận thấy tác động nhanh chóng của đại dịch nhưng mặt khác, các tác động này còn mang tính chất dài hơi.

Văn phòng linh động thường vận hành dưới hình thức hợp đồng theo tháng. Tuy nhiên, trong đại dịch, thị trường chứng kiến nhu cầu gia tăng và đến từ các hợp đồng thuê có thời hạn trung bình, ví dụ, 12 tháng. Tương tự, trong trường hợp người đi làm không đến văn phòng để làm việc, các công ty thường có nghĩa vụ chi trả cho các khoản phí thuê văn phòng theo tháng. Song, trên thực tế, có nhiều hợp đồng thuê không diễn biến như vậy và vị thế của các bên trong hợp đồng thuê văn phòng có nhiều thay đổi.

Ví dụ, trong tháng 4/2020, một khảo sát của Savills cho thấy kết quả là 31% người sử dụng văn phòng chia sẻ đã đề xuất tới chủ nhà các phương án giải tỏa áp lực thuê trong từng trường hợp cụ thể. Trong bối cảnh toàn bộ nhu cầu thuê giảm 20% so với cùng kỳ trước Covid-19, mối quan hệ và đàm phán giữa các bên gồm chủ nhà, khách thuê và phía phụ trách cho thuê văn phòng linh động đã trở nên linh hoạt và có kết nối mật thiết hơn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Covid-19 ảnh hưởng ngành xây dựng toàn cầu, số lượng cao ốc chọc trời sụt giảm mạnh

Theo báo cáo hàng năm của Hội đồng các tòa nhà cao tầng và môi trường sống đô thị (CTBUH) tổng số tòa nhà chọc trời được hoàn thành vào năm 2020 giảm 20% do đại dịch coronavirus ảnh hưởng đến việc xây dựng.

Trong năm qua, 106 tòa nhà có chiều cao hơn 200m đã hoàn thành, giảm mạnh so với con số 133 của năm 2019. Đây là con số thấp nhất kể từ năm 2014 (khi 105 tòa cao ốc được hoàn thành).

Central Park Tower
Central Park Tower là tòa nhà cao nhất được hoàn thành vào năm 2020.

CTBUH cho rằng, sự sụt giảm này là do tác động của đại dịch Covid-19 đối với các công trường xây dựng. 
"Đối với nhiều người, năm 2020 sẽ được nhớ đến là năm không có gì trong kế hoạch được hoàn thành và điều đó cũng xảy ra với ngành xây dựng nhà cao tầng", báo cáo của CTBUH nêu. 

Khi đại dịch toàn cầu bắt đầu lan rộng trong quý đầu tiên của năm 2020, ngay lập tức, nhiều công trình trên khắp thế giới, ở các giai đoạn khác nhau đều phải tạm dừng thi công bởi các lệnh cách ly. "Do đó, không có gì ngạc nhiên khi năm 2020, chỉ có 106 tòa nhà hoàn thành được chiều cao 200m và cao hơn, giảm 20% so với năm 2019", CTBUH phân tích. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cổ phiếu BĐS tuần 11 - 15/1: Tiếp tục giao dịch tích cực, KBC gây bất ngờ

Thị trường tăng điểm trong tuần thứ 11 liên tiếp với thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức rất cao. VN-Index tăng 26,51 điểm (2,3%) lên 1.194,2 điểm; HNX-Index tăng 8,07 điểm (3,7%) lên 225,47 điểm. UPCoM-Index tăng 3,4% lên 78,64 điểm.

Thanh khoản trên hai sàn tăng nhẹ so với tuần trước đó và lập kỷ lục mới với khoảng hơn 20.200 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Giá trị giao dịch trên HoSE tăng 3,6% lên 88.314 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 1,5% lên 4 tỷ cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 17,6% lên 12.824 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 10,4% lên 840 triệu cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục gây được sự chú ý đáng kể đến nhà đầu tư bởi việc nhiều mã tăng rất mạnh và có giao dịch sôi động. Thống kê 113 cổ phiếu bất động sản đang giao dịch trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, trong tuần từ 11 - 15/1 có đến 61 mã tăng giá, trong khi chỉ có 39 mã giảm.

Ở chiều tăng giá, HQC của CTCP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân tăng mạnh nhất với 39%. Trong tuần, HQC đã có cả 5 phiên tăng trần với thanh khoản duy trì ở mức rất cao. Việc HQC tăng giá trong tuần qua dường như chỉ nhờ vào sự bứt phá của thị trường chứng khoán nói chung do trong khoản thời gian này không có bất kỳ thông tin liên quan đến HQC xuất hiện.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Một phút tin cò, hợp đồng nhà đất cầm tay mà mất bay 350 triệu

Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, thị trường bất động sản cuối năm 2020 tiếp tục ghi nhận dòng tiền hướng tới đất nền có giấy tờ hợp pháp và địa điểm thuận tiện. Khi đất nền tại Hà Nội, đặc biệt tại các khu vực ngoại thành, có nhiều mức giá khác nhau, nhà đầu tư cần có căn cứ xác định giá phù hợp và tránh các trường hợp “nhảy giá”.

Trên thực tế, không ít người mua đất nền ở ngoại thành không căn cứ vào giá trị thực. Đưa ra dẫn chứng, bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội - cho hay, một bác lớn tuổi mua đất có nhà trong ngõ ở khu Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội. Bác quyết định đặt cọc vì thấy 1 tỷ đồng là mức giá phù hợp với khả năng chi trả, với tầm tiền của mình.

Tuy nhiên, bất động sản được chủ nhà rao bán mấy tháng trước chỉ 650 triệu đồng. Nhưng khi người mua làm việc qua đại lý môi giới thì mức giá bị đẩy lên 1 tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top