Aa

Đánh giá tình hình 2 năm triển khai Đề án 06 của Chính phủ

Lan Phương/dienbien.gov.vn
Lan Phương/dienbien.gov.vn
Thứ Bảy, 23/12/2023 - 14:35

Chiều ngày 21/12, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình 2 năm triển khai Đề án 06 của Chính phủ, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quốc gia về CĐS; thành viên Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương. Tại điểm cầu Điện Biên, đồng chí Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị đánh giá, trong 2 năm qua (2022 - 2023), với sự chỉ đạo quyết tâm, quyết liệt và sự sáng tạo, bản lĩnh trong tổ chức thực hiện, các mục tiêu chủ yếu của Đề án 06 cơ bản đạt được. Nổi bật, nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và nhân dân về CĐS nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng có sự chuyển biến tích cực; các cấp, các ngành và địa phương đã nhìn nhận rõ hơn về thực trạng hạ tầng, nhân lực, dữ liệu, an ninh an toàn và yêu cầu hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án 06. Niềm tin vào thành công của CĐS quốc gia được nâng lên. Nhiều tiện ích từ dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh điện tử đã được cung cấp, người dân và xã hội được thụ hưởng ngày càng tốt hơn, như: 38/53 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân đã được cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia. Trong đó, có 36 dịch vụ công được thực hiện toàn trình, điển hình như: Thông báo lưu trú (tỷ lệ 97%) với 6.317.643 lượt người dân thực hiện khai báo lưu trú trực tuyến, không phải đến cơ quan công an; Có hơn 2 triệu thí sinh thực hiện đăng ký thi trực tuyến... Nếu các bộ, ngành đáp ứng được đầy đủ ngân sách, đáp ứng được các quy định về định mức, tiêu chuẩn để triển khai hạ tầng, dữ liệu; hoàn thiện các vấn đề về pháp lý (đặc biệt mốc 1/7/2024) sẽ hoàn thành, cung cấp được 15 dịch vụ công theo Quyết định 422/QĐ-TTg…

Người dân đã được: miễn giảm phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; được cung cấp đầy đủ các giấy tờ bảo đảm các hoạt động, công việc hằng ngày cả trên môi trường mạng (100% công dân đã được cấp mã số định danh cá nhân; 84,7 triệu công dân đã được cấp thẻ căn cước gắn chíp điện tử; hơn 70 triệu tài khoản định danh điện tử đã được cấp), thông qua việc kết nối, chia sẻ, tích hợp các loại giấy tờ, người dân được hưởng nhiều tiện lợi, đây là nền tảng để thực hiện các tiện ích công dân số trong thời gian tới; bước đầu được hưởng các tiện ích khác như: Vay tín chấp Ngân hàng; khám sức khỏe bằng sổ sức khỏe điện tử (tại địa bàn Hà Nội)...

Đối với các cơ quan Nhà nước, Đề án 06 đã góp phần thay đổi phương thức quản lý công dân từ thủ công, sử dụng giấy tờ sang phương thức quản lý hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chính xác trong quản lý thông tin cơ bản của công dân giữa các bộ, ngành, địa phương. Tiết kiệm thời gian, công sức, cơ sở vật chất trong xây dựng và vận hành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được quan tâm chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt, qua đó đã hoàn thành 5/5 văn bản pháp luật theo lộ trình Đề án 06, đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản liên quan góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi các mặt hoạt động của xã hội và cơ quan Nhà nước từ thủ công sang ứng dụng công nghệ hiện đại. Đã tạo lập và ngày càng hoàn thiện, kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu phục vụ CĐS quốc gia, hướng tới xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia…

Đánh giá tình hình 2 năm triển khai Đề án 06 của Chính phủ- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia về CĐS phát biểu tại hội nghị.

Căn cứ lộ trình Đề án 06 và kết quả đã đạt được trong 2 năm qua, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ lựa chọn chủ đề năm 2024 là năm “Hoàn thiện hạ tầng công nghệ, số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số”. Đồng thời, xây dựng phụ lục 81 nhiệm vụ cần thực hiện trong năm 2024, gồm 20 nhiệm vụ chung, 61 nhiệm vụ cụ thể… Trong đó, tập trung thực hiện xuyên suốt 17 nhiệm vụ từ nay đến tháng 6/2024 (trước khi thời điểm Luật Căn cước có hiệu lực).

Đối với tỉnh Điện Biên, bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Tổ Công tác triển khai Đề án 06, trong 2 năm qua, tỉnh đã và đang triển khai 35 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, đã hoàn thành 28 nhiệm vụ, thực hiện thường xuyên 5 nhiệm vụ, đang triển khai 2 nhiệm vụ. Hạ tầng viễn thông cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị và nhu cầu thông tin của người dân và doanh nghiệp; hạ tầng số của các cơ quan Nhà nước và Trung tâm dữ liệu của tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển Chính quyền số của tỉnh. Nền tảng công nghệ thành phố thông minh (IOC) được xây dựng đáp ứng yêu cầu về triển khai thực hiện Đề án 06 và CĐS…/.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top