Dấu ấn GAMUDA tô điểm bức tranh đô thị quận Hoàng Mai

Dấu ấn GAMUDA tô điểm bức tranh đô thị quận Hoàng Mai

Thứ Năm, 18/03/2021 - 11:30

Rốn nước Yên Sở ngập lụt nặng nề

Năm 2003, quận Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 phường của quận Hai Bà Trưng và 9 xã của huyện Thanh Trì. Ngày đầu mới thành lập, với nền tảng cơ sở kinh tế - xã hội đa phần là cấp xã, đậm nét kinh tế nông nghiệp, thương mại - dịch vụ nhỏ lẻ, hạ tầng thấp kém, trình độ tư duy, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế... đã đặt ra cho quận Hoàng Mai và các cấp lãnh đạo những thách thức không nhỏ.

Trước thực tế đó, chính quyền địa phương và thành phố luôn chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng một cách đồng bộ, nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại và nâng tầm vị thế của một quận non trẻ nhưng nhiều tiềm năng như Hoàng Mai. Bức tranh đô thị Hoàng Mai khi ấy vẫn còn vô vàn khoảng trống mà ai cũng nhận thấy và chưa biết đến thời điểm nào mới lấp đầy. Một trong những điểm khuyết ấy là, suốt nhiều năm, quận Hoàng Mai luôn được coi là “rốn nước” ô nhiễm của Thủ đô. 

Đô thị hoàng mai cũ

Lật dở những dòng ký ức, người dân địa phương vẫn còn nhớ hình ảnh Yên Sở trong nhiều năm là một vùng đất hồ trũng, ô nhiễm và hoang hóa. Vào mùa mưa lớn, nếu hệ thống thoát nước Hà Nội không kịp xử lý, toàn khu vực trở thành “rốn nước” khổng lồ của cả thành phố. Với người bản địa sinh sống lâu rồi thành quen với cảnh nhà ngập ngang nửa cột nhà.

Còn nhớ vào thời điểm năm 2008, Hà Nội chịu cảnh ngập lụt chưa từng có, hàng ngàn hộ dân sống ở nhà mà nước ngập trên nửa. Khi ấy, “rốn nước” Yên Sở không thể thoát nước để giải nguy cho thành phố và cũng chịu chung cảnh ngập lụt sâu.

Chưa quên cảnh tượng vùng đất Yên Sở xưa gắn với những trận lụt nặng nề và luôn trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng, bà Đặng Thị Lỷ (87 tuổi, trú tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) không khỏi bồi hồi kể: “Ngày xưa khu vực Yên Sở toàn cánh đồng, nước ngập mênh mông. Trước đây, gia đình tôi làm mấy mẫu ruộng, chỉ cấy được một vụ thôi, một vụ bỏ không, nhiều khi lụt lội mất mùa còn không đủ ăn. Vì vậy, người dân đói khổ lắm. Gần 20 năm trước ở đây làng quê vắng vẻ, đìu hiu, không ai dám về và nếu có về thì chỉ vào trong làng sinh sống thôi”.

Với người dân sống lâu đời ở vùng đất Yên Sở, thi thoảng ký ức về những cánh đồng thẳng cánh cò bay hay là không gian làng quê bình yên trong khói chiều vẫn ùa về… Thế nhưng, lấp ló đằng sau là những phận đời, phận người nông dân lam lũ ngày ngày nhọc nhằn “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để mong có cuộc sống ổn định hơn, tốt đẹp hơn.

Xúc động nhớ lại những tháng ngày lao động vất vả để mưu sinh, bà Lương Thị Huyền (50 tuổi, trú tại phường Yên Sở) kể lại: “Trước đây khu vực Yên Sở là một vùng trũng, toàn ao, hồ,... Ngày đó, chúng tôi nửa năm làm ruộng, nửa năm nuôi cá nên làm đến đâu ăn đến đấy, đời sống người dân bấp bênh, khó khăn, không có để tích cóp”.

Thời kỳ đó, nhiều người ví Hoàng Mai như “vùng đất chết” và không thu hút các nhà đầu tư, bởi nơi đây không có tiềm năng phát triển. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng đã tìm hiểu và nhận thấy vùng đất Yên Sở là nơi có địa hình trũng, diện tích mặt nước lớn và rất khó để xây dựng các công trình hạ tầng. Một phần vì cho phí đầu tư tốn kém và sức hút cư dân mới đến an cư lạc nghiệp rất thấp. Vì thế, việc lựa chọn đầu tư vào vùng đất Yên Sở chưa chắc đã thắng và trái lại có thể sẽ bị “lụt” giữa vùng đất phía Nam của Thủ đô.

Nhiều người dân Yên Sở ngày đó hy vọng rằng, trong quá trình đô thị hóa, quận Hoàng Mai sẽ được chính quyền thành phố quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Bởi thực tế, một khi Hoàng Mai phát triển về hạ tầng đô thị thì chắc chắn bộ mặt của phía Nam của Thủ Đô sẽ ngày càng xanh, sạch, đẹp và là nơi đáng sống cho người dân không chỉ ở địa phương mà còn các tỉnh thành lân cận đổ về.

Gamuda Land Việt Nam thúc đẩy quận Hoàng Mai phát triển

Quận Hoàng Mai là địa bàn duy nhất của thành phố có 4 con sông đi qua là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu. Các tuyến sông này đồng thời là các tuyến sông thoát nước chủ yếu cho thành phố. Bởi vậy, ngay khi lập quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai, lãnh đạo thành phố cũng đặc biệt quan tâm đến việc cần phải giải quyết vấn đề môi trường khu vực này. Trong đó, giải pháp đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và Công viên Yên Sở là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và mang tính bước ngoặt, để giải quyết các vấn đề môi trường, ô nhiễm và “rốn nước” ngập lụt này.

Thế nhưng, việc triển khai như thế nào và nguồn kinh phí để thực hiện lấy từ đâu quả là một bài toán nan giải đối với chính quyền thành phố. Thời điểm đó, không có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến vùng đất được ví như “rốn nước” của Thủ đô và đặc biệt là phải có sẵn nguồn kinh phí để thực hiện những dự án trọng điểm này. Nếu không phải là nhà đầu tư lớn có đủ năng lực về tài chính và kinh nghiệm, thì rất khó để triển khai đầu tư xây dựng theo đúng định hướng.

Đúng lúc đó (năm 2007), Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam (trực thuộc Tập đoàn Gamuda Berhad, một trong những nhà đầu tư bất động sản uy tín hàng đầu tại Malaysia) đã bước chân vào Việt Nam và sẵn sàng biến những chủ trương đúng đắn của các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương thành hiện thực.

Từ khi bước chân vào thị trường bất động sản Việt Nam, Gamuda Land Việt Nam đã lấy tiêu chí môi trường sống, chất lượng sống cho người dân lên hàng đầu. Với tầm nhìn chiến lược, lâu dài của ban lãnh đạo Gamuda, họ đã bắt tay ngay vào đầu tư hai dự án lớn mà chưa ai dám đầu tư là Công viên Yên Sở và Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.

Có thể nói, Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch tổng thể về xử lý nước thải của thành phố Hà Nội, góp phần hiện đại hóa hệ thống vệ sinh và hoàn tất thực hiện quy hoạch tổng thể về xử lý nước thải của toàn thành phố.

Xác định mục tiêu đó, ngay sau khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện chính sách đền bù, tái định cư kịp thời cho người dân, nhà đầu tư là Gamuda đã nỗ lực triển khai thực hiện hai dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng đề ra. Song song với đó, Gamuda Land Việt Nam cũng phát triển khu đô thị Gamuda City trở thành Khu đô thị mang tầm quốc tế trên vùng đất Yên Sở.

Khu đô thị xanh gamuda city quận Hoàng Mai
Dự án Gamuda city quận Hoàng Mai hút khách

Kể từ khi Gamuda Land Việt Nam bước chân vào Việt Nam, khu vực phía Nam của Thủ đô dần được xây dựng đồng bộ về hạ tầng đô thị, kéo theo đó là kinh tế - xã hội phát triển theo.

Chính sự tiên phong và có mặt đầu tư đúng lúc của Gamuda Land Việt Nam đã dần thay đổi bộ mặt đô thị của Hoàng Mai và phía Nam của Thủ đô. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng tạo động lực cho “vùng đất chết” phát triển.

Cùng với nhịp độ phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống dân cư, khu vực phía Nam quận Hoàng Mai đang được đánh giá là khu vực có sự thay đổi rõ nét nhất về diện mạo so với trước đây: khang trang hơn, hiện đại hơn và trong lành hơn.

Trước sự thay đổi theo từng ngày của vùng “rốn nước” Yên Sở, niềm vui trên gương mặt của bà Đặng Thị Lỷ cũng giống như người dân quận Hoàng Mai nói riêng và Hà Nội nói chung. “Bây giờ dân các nơi đổ về đây để sinh sống, làm ăn. Ngày trước đường đất, giờ chỗ nào cũng đổ bê tông, gạch lát...phẳng lỳ. Trước đây có thời điểm nhiều người dân phải thắp đèn dầu, giờ điện sáng cả đêm”, bà Lỷ tươi cười nói.

Bà Lỷ cũng tâm sự, khi doanh nghiệp nước ngoài (Gamuda Land Việt Nam) vào vùng đất Yên Sở đầu tư thì toàn bộ khu đất nước ngập quanh năm mới được đổ đất, san lấp mặt bằng, tái định cư và đời sống của người dân được nâng lên. “Từ khi họ vào xây dựng các công trình nhà cao tầng, điện, đường, trường, trạm… được xây dựng to, đẹp, sạch sẽ... người dân sung sướng lắm. Khu vực này ngày càng sầm uất, nhà nhà kinh doanh, buốn bán, kinh tế cao hơn nhiều”, bà Lỷ phấn khởi chỉ tay về phía Khu đô thị Gamuda City và nói. 

Toàn cảnh khu đô thị Gamuda city về đêm
Vùng đất Yên Sở như một bông hoa nở sau bao năm “ươm mầm” và đang tỏa sáng giữa vùng đô thị phía Nam Hà Nội năng động, hiện đại và tràn đầy sức sống.

Kể từ khi Gamuda Land Việt Nam bước chân vào Việt Nam, điều mà chúng ta có thể thấy rõ nhất đó là khu vực phía Nam của Thủ đô dần được xây dựng đồng bộ về hạ tầng đô thị, kéo theo đó là kinh tế - xã hội phát triển theo. Quá trình đô thị hóa hiện đại, đời sống người dân được cải thiện, văn minh, dân trí cao hơn. Nếu không có bước đi tiên phong của Gamuda Land Việt Nam, có lẽ Yên Sở vẫn mãi là bức tranh đầy khoảng trống mà chưa biết bao giờ mới hoàn chỉnh và đậm sắc hồng.

Chia sẻ về hành trình tạo dấu ấn tại vùng đất “rốn nước” Thủ đô, ông Dennis Ng Teck Yow, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam cho biết: “Câu chuyện hơn 10 năm trước, khu Yên Sở này là vùng trũng không phù hợp cho cuộc sống. Tại sao Gamuda Land lại chọn đầu tư ở đây thì nó là sự nghiên cứu lâu dài chứ không phải ngày một, ngày hai. Chúng tôi đã nghiên cứu thị trường và làm việc sát sao với chính quyền để ra được bản quy hoạch tổng thể cho 30 năm. Lúc ấy, Gamuda nghĩ việc đầu tiên phải làm là đưa công nghệ vào để biến vùng đất này không còn hoang hóa nữa và phù hợp hơn với điều kiện sống”.

Không quá khi nói, Yên Sở như một bông hoa nở sau bao năm “ươm mầm” và đang tỏa sáng giữa vùng đô thị phía Nam Hà Nội năng động, hiện đại và tràn đầy sức sống.

Công viên Yên Sở Gamuda land Việt Nam nơi đáng sống quận Hoàng Mai

Những năm qua, chính quyền thành phố vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng về hạ tầng ở khu vực quận Hoàng Mai đã khiến cho môi trường ở khu vực này thay đổi rất tích cực. Các tuyến đường vành đai và tuyến đường xung quanh đang được mở rộng, cùng đó là tuyến đường Metro và các tuyến xe buýt kết nối… đều cho thấy được sự thay đổi về hạ tầng. Vùng đất Yên Sở đã trở thành một điểm đến rất hấp dẫn thu hút người dân đến sinh sống và kết nối cộng đồng.

Trong đó, Công viên Yên Sở với diện tích 323ha phủ cây xanh cùng hệ sinh thái đa dạng được coi là lá phổi xanh lớn nhất Hà Nội. Công viên Yên Sở từng giành được giải thưởng lớn về thiết kế kiến trúc cảnh quan năm 2011 do Viện Kiến trúc cảnh quan Malaysia (ILAM) trao tặng.

Vùng đất Yên Sở dần trở thành bức tranh hoàn chỉnh, lung linh sắc màu cùng giá trị sống đích thực dành cho người dân Hoàng Mai và cộng đồng.

 Theo chia sẻ từ lãnh đạo Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam, quyết định đầu tư vào “rốn nước” Yên Sở là một bước đi mạo hiểm. Tuy vậy, Gamuda Land Việt Nam đã chuẩn bị sẵn cơ sở hạ tầng ở khu vực này và khát khao biến nó trở thành một “nơi đáng sống”.

Cùng với việc nạo vét và làm sạch nước của cụm 5 hồ Yên Sở, việc Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở được bàn giao đưa vào vận hành từ tháng 8/2013, nước hồ đã sạch hơn và giảm hẳn tình trạng ô nhiễm, góp phần tạo nên cảnh quan trong lành cho công viên.

Công viên Yên Sở điểm vui chơi giã ngoại hút khách

Nhiều lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cũng từng đánh giá, việc đưa Công viên Yên Sở - Công viên được đánh giá là lớn nhất và tốt nhất của khu vực phía nam thành phố đi vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng với nhân dân Thủ đô. 

Thực tế là như vậy, Công viên Yên Sở là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp như thiên đường dành cho các cư dân sinh sống trong Khu đô thị Gamuda City và người dân Yên Sở. Với mặt hồ rộng thoáng, thảm cỏ xanh mượt mà cùng nhiều tiện ích giải trí, Công viên Yên Sở ngày càng thu hút các du khách thập phương đến đây vui chơi. Công viên Yên Sở vừa là những lá phổi xanh của thành phố, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao của cộng đồng.

Theo thống kê, mỗi ngày có hàng trăm du khách đến Công viên Yên Sở thưởng ngoạn, thư giãn ngắm cảnh, ngày cuối tuần có tới cả nghìn người tham quan. Trong năm, công viên còn có nhiều hoạt động tập thể như: Sinh viên tổ chức hiến máu nhân đạo, giải bởi Chải truyền thống quận Hoàng Mai, tổ chức cắm trại cho trẻ em đón Rằm Trung thu,…

Công viên Yên Sở quận Hoàng Mai thay đổi bộ mặt phía Nam Hà Nội

Hình ảnh về một vùng đất Yên Sở ẩm thấp, đìu hiu và rất ít người qua lại ngày nào giờ đây đã thay đổi hoàn toàn. Sau khi Công viên Yên Sở do Gamuda Land Việt Nam đầu tư hoàn thiện đi vào hoạt động, không gian sống ở vùng “rốn nước” ô nhiễm chuyển mình xanh mát, sạch đẹp hơn.

Trước đây, việc đầu tư hạ tầng đô thị tại Hà Nội chưa được phát triển đồng bộ, cùng với việc các khu dân cư hình thành khá tự phát dẫn đến thiếu các khoảng không gian xanh. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe và tinh thần của người dân.

Những năm gần đây, bên cạnh những khu đô thị mới đã được xây dựng với hệ thống các khu công viên cây xanh, nhiều hồ nước cũng được chính quyền thành phố cải tạo cảnh quan để phục vụ nhân dân và Công viên Yên Sở là một điểm nhấn đặc biệt với dấu ấn của Gamuda Land Việt Nam.

Theo các chuyên gia quy hoạch, tại các khu vực trung tâm thành phố, mật độ xây dựng dày đặc, nhiệt độ cao hơn nhiều so với khu vực lân cận. Do đó, việc cải tạo các công viên hồ điều hòa và phát triển khu đô thị sinh thái, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân thành thị là xu hướng phát triển tất yếu và bền vững tại các thành phố lớn.

Và ở phía Nam của Thủ đô, hệ sinh thái Gamuda cũng đang đi đúng hướng và phát triển bền vững. Những gì Gamuda Land Việt Nam làm được ở vùng đất Yên Sở đã tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh, lung linh sắc màu cùng một giá trị sống đích thực dành cho người dân Hoàng Mai và cả cộng đồng.

Ngọc Tiến - Trần Hồ
Thảo Quyên
03/18/2021 11:30
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top