Khám phá

Lang thang theo dấu chân du mục

Khám phá - 23:30, 19/04/2019 G4T+7 - Phóng sự ảnh: Trọng Chính

Được coi là “thánh địa” của cừu ở Việt Nam, có 3 nơi không thể bỏ qua khi bạn đến Ninh Thuận chụp ảnh cừu và trải nghiệm cuộc sống của dân du mục (người chăn cừu) là cánh đồng cừu các thôn An Hòa (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải), Đồng Dày và Tham Dú (xã Phước Trung, huyện Bác Ái).

Đây là những điểm đến hấp dẫn bởi những đàn cừu có số lượng lớn và một không gian đậm chất “du mục”.

Dân du mục ở đây thường là người Chăm. Họ nhận nuôi cừu thuê cho các chủ trại và ngày làm việc của họ từ khoảng 6h sáng, khi mở chuồng, thả cừu ra đồng cỏ tìm thức ăn.

Dân du mục ở đây thường là người Chăm. Họ nhận nuôi cừu thuê cho các chủ trại và ngày làm việc của họ từ khoảng 6h sáng, khi mở chuồng, thả cừu ra đồng cỏ tìm thức ăn.

Là vật nuôi có mặt rất sớm ở Ninh Thuận do người Pháp thử nghiệm cách đây hơn 100 năm, 400 ngàn con gia súc có sừng trong đó có cừu ở Ninh Thuận gắn với cuộc sống du mục của hàng ngàn gia đình làm nghề chăn cừu thuê như anh Đào Quang Lơ.

Nếu trong phim “Dấu chân du mục”, hình ảnh cánh đồng cừu lên sóng với những phân cảnh đẹp thì có chứng kiến cuộc sống của những người "dân chăn cừu" chính hiệu xứ nắng gió như anh Lơ trong những ngày hạn cuối tháng 4 đầu tháng 5 mới thấy cuộc mưu sinh vất vả.

Mỗi ngày, anh Lơ không nhớ nổi mình đã đi bao nhiêu km, xuyên những vùng đất nắng, nơi chỉ có loại xương rồng mọc được. Với anh, chỗ nào còn thức ăn cho cừu, dù xa mấy cũng phải tìm đến, bởi thế mà các anh được gọi là dân du mục. Theo ngày nắng hạn, bước chân cứ thế di chuyển rộng thêm, chẳng bao giờ được nghỉ ngơi.

Ngày mới bắt đầu từ khoảng 6h sáng, khi những tia nắng ló dạng, anh Lơ và những người bạn du mục mở chuồng trại, thả cừu ra đồng ăn cỏ. Đó là thời điểm bạn có cơ hội chứng kiến âm thanh “be be” cộng hưởng của khoảng 1000 chú cừu rời khu chuồng trại, thẳng tiến ra những cánh đồng. Cả nghìn chú cừu như những chiến binh trắng, chạy xen lẫn trong khói bụi có lẽ là khoảnh khắc đẹp nhất trong tour “du mục”.

Cuối chiều, khi đã no căng, đàn cừu lại di chuyển “trật tự” về với chuồng trại theo vị chỉ huy là chàng “du mục” Đào Quang Lơ. Dấu chân ròng rã tháng ngày của họ cùng những chú cừu in trên khắp vùng đất nổi tiếng là “gió như phang, nắng như rang”. Còn lữ khách như tôi, dù chỉ một ngày lang thang theo bước chân du mục của anh Lơ với đôi chân dừ mỏi nhưng bù lại là một trải nghiệm phiêu du nơi vùng đồi núi và hoang mạc được ví von là tiểu sa mạc của Việt Nam, không dễ gì có được.

Trang trại cừu ở Ninh Thuận có nơi lên đến cả nghìn con. Mỗi đợt thả chuồng, chúng đi theo một đường dài như đang hành quân xung trận. Trong ảnh là anh Đào Quang Lơ tranh thủ lùa đàn cừu đi chăn sớm, để chúng kiếm được nhiều thức ăn hơn...

Trang trại cừu ở Ninh Thuận có nơi lên đến cả nghìn con. Mỗi đợt thả chuồng, chúng đi theo một đường dài như đang hành quân xung trận. Trong ảnh là anh Đào Quang Lơ tranh thủ lùa đàn cừu đi chăn sớm, để chúng kiếm được nhiều thức ăn hơn...

/… ở một trại cừu khác, một người bạn chăn cừu của anh Lơ bế trên tay chú cừu non ra đồng.

… ở một trại cừu khác, một người bạn chăn cừu của anh Lơ bế trên tay chú cừu non ra đồng.

Nơi ăn của cừu có khi cách trại nuôi cả chục kilomet và những người du mục chỉ có thể đi bộ theo, để quản lý đàn. Trong buổi chiều lộng gió, giữa bốn bề đồng cỏ là những đàn cừu bình yên gặm cỏ.

Nơi ăn của cừu có khi cách trại nuôi cả chục kilomet và những người du mục chỉ có thể đi bộ theo, để quản lý đàn. Trong buổi chiều lộng gió, giữa bốn bề đồng cỏ là những đàn cừu bình yên gặm cỏ.

Những ngày nắng hạn, đàn cừu được lùa xuống hồ Phước Nhơn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái), nơi đã cạn trơ đáy mong tìm chút cỏ sót lại cũng như chút nước ít ỏi sót lại để qua cơn khô khát.

Những ngày nắng hạn, đàn cừu được lùa xuống hồ Phước Nhơn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái), nơi đã cạn trơ đáy mong tìm chút cỏ sót lại cũng như chút nước ít ỏi sót lại để qua cơn khô khát.

Cừu ở Ninh Thuận chủ yếu nuôi lấy thịt nên lông của chúng không được sạch và trắng như các loài cừu thường thấy ở nước ngoài. Trong ảnh là một đàn cừu ở An Hòa tương đối trắng sạch bởi sau khi ăn tắm nước ở đập Thành Sơn gần đó.

Cừu ở Ninh Thuận chủ yếu nuôi lấy thịt nên lông của chúng không được sạch và trắng như các loài cừu thường thấy ở nước ngoài. Trong ảnh là một đàn cừu ở An Hòa tương đối trắng sạch bởi sau khi ăn tắm nước ở đập Thành Sơn gần đó.

Cuối chiều trên miền đồng khô, cỏ cháy, những chú cừu tìm kiếm chút thức ăn cuối ngày trên vùng đất nổi tiếng gió như phang và nắng như rang.

Cuối chiều trên miền đồng khô, cỏ cháy, những chú cừu tìm kiếm chút thức ăn cuối ngày trên vùng đất nổi tiếng gió như phang và nắng như rang.

Những người du mục chăn cừu từ 8 đến 11h trưa, sau đó lùa chúng tìm nơi uống nước và nghỉ ngơi ngoài đồng cỏ.

Những người du mục chăn cừu từ 8h đến 11h trưa, sau đó lùa chúng tìm nơi uống nước và nghỉ ngơi ngoài đồng cỏ.

Khoảng 5h chiều, những chú cừu tách đàn về lại trại nuôi của mỗi gia đình…

Khoảng 5h chiều, những chú cừu tách đàn về lại trại nuôi của mỗi gia đình…

… và thường đánh dấu bằng những màu khác nhau trên lưng để phân biết cừu nuôi của mỗi nhà.

… và thường đánh dấu bằng những màu khác nhau trên lưng để phân biết cừu nuôi của mỗi nhà.

Bên trong chuồng nuôi buổi sáng sớm là những chú cừu trước khi lùa cừu ra đồng.

Bên trong chuồng nuôi buổi sáng sớm là những chú cừu trước khi lùa cừu ra đồng.

Quãng đường từ thành phố Phan Rang ra tới đồng cừu An Hoà khoảng gần 20km và nằm trên Quốc lộ 1A nên bạn dễ gặp những đàn cừu có số lượng đến cả ngàn con lững thững đi trước mũi xe, như trong ảnh.

Quãng đường từ thành phố Phan Rang ra tới đồng cừu An Hoà khoảng gần 20km và nằm trên Quốc lộ 1A nên bạn dễ gặp những đàn cừu có số lượng đến cả ngàn con lững thững đi trước mũi xe, như trong ảnh.

Bạn đang đọc bài viết Lang thang theo dấu chân du mục tại chuyên mục Khám phá của Đô thị mới. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư toasoan.reatimes@gmail.com
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục