Trải nghiệm

Phiên chợ của những “nghệ sĩ rừng xanh” nơi phố núi

Trải nghiệm - 06:30, 12/12/2020 G12T+7 - Phóng sự ảnh: Trọng Chính

Họp ở một góc nhỏ của vườn hoa Sa Pa, sau lưng là nhà thờ đá cổ nên chợ chim là một trong những điểm thu hút khá đông du khách, nhất là khách quốc tế mỗi khi tới thăm.

Phiên chợ chim đông nhất vào các ngày thứ bảy, chủ nhật trong tuần và là nơi trao đổi, mua bán, giao lưu giữa bà con dân tộc Mông với những du khách yêu thích các loài chim lên thăm phố núi.

Đa số chim được mang đến chợ như họa mi, chích chòe, vành khuyên, quế lâm, cu gáy, yến oanh, khướu, vẹt, sáo... là do bà con dân tộc Mông bẫy được. Vốn là những “nghệ sĩ rừng xanh” nhưng từ khi bẫy được đến khi mang ra chợ bán, các chủ chim đã phải kiên trì luyện nhiều công đoạn, có khi công phu cả mấy tháng trời, những chú chim mới có giọng hót khỏe và hay.

Tọa lạc ngay trên những phiến đá lớn của vườn hoa Sa Pa là khu chợ chim, nơi trao đổi, mua bán, giao lưu giữa bà con dân tộc Mông với những du khách.
Lý A Chơ, một người chơi chim dân tộc Mông xã Lao Chải (huyện Sa Pa) với chú chim quế lâm xám mua được ở chợ với giá 50.000 đồng…
… có họ hàng với loài khướu, chim quế lâm có bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ và giọng hót không giống nhau. Thường chúng đã được thuần hóa nên nhiều chú chim không hề sợ sệt, xa lạ khi có người đứng cạnh.

Được thuần hóa nên chim khá “dạn” người. Giá bán cũng có sự chênh lệch rất lớn, tùy thuộc vào giọng hót và vẻ đẹp của mỗi loài chim, rẻ nhất chỉ từ 50 nghìn đồng trở lên. Có những chú chim quý và đẹp được những chủ nhân người dân tộc Mông bán cả vài triệu đồng.

Đến Sa Pa dù ở thời điểm nào, lạc bước ở phiên chợ chim, du khách như được tận hưởng những âm thanh trong trẻo từ tiếng chim hót lảnh lót vang dội núi đồi, như một bản đồng ca chào ngày mới của phiên chợ sáng./.

Ở chợ chim cảnh, khách du lịch còn thích thú với cách xùy cho chim hót của các chủ chim bên cạnh những âm thanh rộn rã, râm ran và lảnh lót của những “nghệ sĩ rừng xanh.
Một chú chim xanh (theo cách gọi của người Mông) mới mở mắt với bộ lông sặc sỡ màu sắc có giá 150.000 đồng.
Mỗi chú chim quế lâm sẽ có một giọng riêng biệt và khi chúng ở bên nhau như trong ảnh, tiếng hót nghe như một bản đồng ca chào ngày mới trong phiên chợ sáng.
Ở góc chợ này, những người mê nuôi chim, ngoài trao đổi buôn bán họ còn truyền cho nhau những kinh nghiệm nuôi chim của mình.
Là loài chim có tiếng trong ca khúc “Tiếng hát chim đa đa”, còn gọi là gà gô, thuộc họ Trĩ, chim đa đa phải nuôi sang năm thứ 2 mới thật sự quen người và gáy nhiều. Theo những người Mông bán chim ở chợ, chim đa đa sẽ gáy suốt ngày, cứ nghỉ khoảng 30 phút lại gáy một hồi hàng giờ liền.
Chú chim quế lâm họa mi vừa được hé áo lồng, nhìn thấy nhau bắt đầu nháo nhác. Chỉ sau vài hồi xùy cho chim hót của chủ chim, hầu hết các con chim trong lồng treo đều hót.
Một "cao thủ" bẫy chim người dân tộc Mông Cách với chú chim đã “luyện” nhiều công đoạn, có giọng hót khỏe và hay bán cho khách.
Những người phụ nữ Mông theo chồng xuống chợ và khi du khách cần, họ sẽ đan nóng những chiếc lồng tre tại chỗ, có giá 20.000 đồng để mang chim về xuôi.
Chú chim vành khuyên nhỏ “hút hồn” du khách trên cây mận cổ thụ bung hoa trắng muốt ở góc chợ chim.


Bạn đang đọc bài viết Phiên chợ của những “nghệ sĩ rừng xanh” nơi phố núi tại chuyên mục Trải nghiệm của Đô thị mới. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư toasoan.reatimes@gmail.com
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục