Aa

Phong cách kiến trúc Pháp cổ và những dấu ấn ở Việt Nam

Thứ Tư, 05/05/2021 - 14:00

Kiến trúc Pháp ở Việt Nam đến nay đều trở thành những công trình đầy hấp dẫn, mang đậm dấu ấn thời đại. Vậy phong cách kiến trúc Pháp cổ có đặc điểm gì, hãy cùng Reatimes tìm hiểu.

Theo các công trình nghiên cứu kiến trúc thế giới, các kiến trúc sư nhận xét, đất nước Pháp chính là một cái nôi gìn giữ phát huy những kiến trúc cổ đại của thế giới. Kiến trúc Pháp cổ mang sự ảnh hưởng khá lớn của La Mã và Hy Lạp – Hai đế chế phát triển nhất của lục địa Châu Âu vào những năm đầu của thế kỷ III trước công nguyên.

Có thể nói, những phong cách thiết kế của người pháp là biểu tượng của cả Châu Âu. Sau nay, tất cả các quốc gia thuộc địa của Pháp đều xây dựng những công trình đậm chất “Quốc mẫu”, đến ngày nay những công trình đó vẫn được xem là di tích lịch sử nổi bật. Đây cũng là điều mà không có một quốc gia lớn nào thời bấy giờ có thể làm được.

Kiến trúc Pháp cổ

Nguyên tắc xây dựng của các công trình kiến trúc Pháp

Trải qua nhiều giai đoạn cùng với những thăng trầm của lịch sử và cũng để thích nghi với hiện đại, kiến trúc Pháp đã có rất nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên nó vẫn thể hiện được những nét nghệ thuật mềm mại nhưng đầy vững chắc. Các công trình có thể tái hiện được vẻ đẹp nổi bất trong kiến trúc nước Pháp luôn được thiết kế theo một nguyên tắc đặc biệt:

- Hình khối vuông vức đồ sộ

- Tính đối xứng cân bằng

- Nội thất tinh tế sang trọng

- Lấy đường cong là chủ đạo

- Coi trọng tỉ lệ thức cột

Chính những lối phong cách nào đã tạo ra lối kiến trúc riêng mà bất kỳ ai, dù không hiểu biết về kiến trúc cũng biết được đây chính là phong cách riêng được thiết kế theo nguyên tắc của người Pháp. Hiện đại – Mềm mại – Phong cách – Sang trọng, đó là những đánh giá về một công trình kiến trúc được xây dựng theo đúng lối thiết kế Pháp.

Kiến trúc Pháp cổ

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ đến Việt Nam

Kiến trúc Pháp cổ đã tạo nên những ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển lịch sử kiến trúc Việt Nam. Sự ảnh hưởng đó diễn ra theo trình tự, quy luật song song với giai đoạn 1858 – 1954, được thể hiện qua các giai đoạn: 

Kiến trúc Tiền thực dân

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ đến Việt Nam bắt đầu từ các công trình kiến trúc phong cách Tiền thực dân thường có mặt bằng hình chữ nhật. Hành lang rộng chạy xung quanh. Nhà thường có 2 tầng, sàn tầng 2 dùng dầm đỡ thép hình cuốn gạch ở trên. Mái dốc lợp ngói hoặc tôn. Tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có hình thức trang trí đơn giản. Hành lang quanh nhà được tạo các đường cong hình cung hoặc bán cầu có khóa vòm.

Một số công trình kiến trúc Pháp cổ tiêu biểu thời Tiền thực dân: Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Tòa thị chính, một số nhà điều trị trong khuôn viên Quân y viện 108 và Bệnh viện Hữu Nghị.

Kiến trúc Pháp cổ

Kiến trúc Tân cổ điển

 

Những công trình nổi bật có thể kể đến là Phủ Toàn quyền (1902), Nhà Hát lớn (1901), Tòa án Chính phủ (1906), nhà Khách Chính phủ (1919)… Các công trình được xây dựng dựa trên tư tưởng cổ điển. Nhiều thiết kế được áp đặt nguyên mẫu như những công trình sẵn có ở Pháp. Đó là mặt tiền Tòa án Chính Phủ Hà Nội sử dụng lại đúng họa tiết của quảng trường Dauphine ở Pháp.

Ngày nay kiến trúc Tân cổ điển trở thành một xu hướng kiến trúc được ưa chuộng tại Việt Nam. Lối kiến trúc này được áp dụng cho các công trình nhà dân. Với đặc điểm chung là lược bỏ các chi tiết phức tạp, cầu kỳ của kiến trúc cổ điển. Thay vào đó là nhấn mạnh vào hình khối và kiểu dáng của các bức tường.

Kiến trúc Pháp cổ

Kiến trúc địa phương Pháp
Đặc điểm kiến trúc này là có mái với độ dốc lớn. Các công trình tại Paris có độ dốc vừa phải. Hệ con sơn gỗ đỡ phần mái nhô ra khỏi tường khắc công phu. Tuy nhiên các công trình kiến trúc địa phương Pháp xây dựng ở Hà Nội không giống hoàn toàn ở chính quốc. Mà đã mang nhiều tính công năng, thực dụng và dỡ bỏ những hình thức trang trí nguyên gốc.

Một số công trình tiêu biểu cho kiểu kiến trúc địa phương như Grand Lycée AIber Sarraut (số 1B Hoàng Văn Thụ), Petit Lycée (số 8 Hai Bà Trưng), Trường nữ học Pháp (58 Trần Phú) và một số biệt thự tại khu Ngoại giao đoàn.

Kiến trúc Pháp cổ

Kiến trúc Art Deco

Nguyên tắc xây dựng kiểu kiến trúc này đi theo mô hình hình khối kinh điển với nhau tạo thành một tổng thể hài hòa với nhau. Đồng thời, các kiến trúc sư cũng bổ sung thêm vào công trình những họa tiết trang trí bắt mắt bằng xi măng hoặc thạch cao tạo hình giống kiến trúc Pháp.

Lối kiến trúc được ứng dụng trong thiết kế nhiều công trình ở Hà Nội. Đó là Chi nhánh ngân hàng Đông Dương, nhà in IDEO (Tràng Tiền), công ty AVIA (Trần Hưng Đạo), Bưu điện (Đinh Lễ), các tòa nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng… cùng rất nhiều biệt thự trải từ quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối.

Kiến trúc pháp cổ

Kiến trúc Đông Dương

Kiến trúc theo phong cách Đông Dương là những công trình có cấu trúc mặt bằng, hình khối hoàn toàn theo kiểu Pháp thịnh hành lúc bấy giờ. Nhưng đã có sự tìm tòi, sáng tạo, biến đổi về mặt không gian và cấu tạo kiến trúc. Từ đó tạo ra những công trình có khả năng thích nghi với các yếu tố điều kiện bản địa.

Kiến trúc Pháp – Hoa

Kiến trúc phong cách Pháp – Hoa ở Hà Nội thể hiện chủ yếu trong các dinh thự và biệt thự. Các ngôi nhà theo phong cách này thường chỉ có vườn trước rất lớn có bố trí non bộ. Mái dốc lợp ngói ống, ngói tráng men, bốn góc uốn cong và được trang trí khá cầu kỳ. Ở một số công trình có hệ thống cột tròn với các tai cột ngang. Phần trang trí được chú trọng với nhiều các yếu tố kiểu Trung Hoa cổ.

Một số công trình tiêu biểu: Dinh Tổng đốc Hoàng Trọng (Hoàng Diệu), dinh thự số 26 Phan Bội Châu, nhà hàng Thủy Tạ, một số biệt thự trên các phố Phan Đinh Hùng, Quán Thánh…/.

Kiến trúc pháp cổ

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top