Aa

Thiết kế sinh học khiến bạn hạnh phúc như thế nào?

Thứ Hai, 01/03/2021 - 07:00

Một ngôi nhà có thể giúp bạn suy nghĩ tốt hơn, thoải mái hơn và sáng tạo hơn không? Các nhà khoa học trả lời, có thể nếu như đưa thế giới tự nhiên vào thiết kế.

Nếu như bạn đã từng đến thăm một khách sạn mang phong cách cổ xưa hoặc tòa nhà văn phòng với những bức tường phủ kín cây xương rồng hoặc cây nho thì đó chính là thiết kế sinh học. Nhiều công ty lớn trên thế giới như Google, Amazon, Microsoft và Westin Hotels có trụ sở xây dựng kiểu này.

Thiết kế sinh học (Biophilia) là gì?

Nhiều nền văn hóa cổ xưa, từ người Ai Cập và Hy Lạp cho đến người Druid ở châu Âu và Đạo Shinto ở Nhật Bản đã rất tôn sùng sự hùng vĩ thầm lặng của thiên nhiên. Ralph Waldo Emerson - Tác giả của một loạt các cuốn sách chỉ ra sức mạnh của thiên nhiên ảnh hưởng đến tinh thần của con người. Ông viết: “Chỉ khi có sự giúp đỡ của thiên nhiên thì công trình mới đạt đến đỉnh cao của sự tráng lệ. Đây là ý nghĩa của những vườn treo, biệt thự, nhà vườn, đảo, công viên và các khu bảo tồn”.

Nhà triết học nhân văn Erich Fromm là người đầu tiên đưa ra khái niệm thiết kế sinh học vào năm 1964. Trong tiếng Hy Lạp thì Biophilia có nghĩa là tình yêu cuộc sống, bắt nguồn từ ý tưởng con người cần kết nối với thế giới tự nhiên để phát triển và hạnh phúc. Đến năm 1980, nhà tự nhiên học và triết học Edward O. Wilson đã đưa thuật ngữ này trở nên phổ biến.

Biophilia là nguyên tắc thiết kế nội thất được rút ra từ việc tối ưu hóa môi trường sống thiên nhiên. Đó là tận dụng các nguồn năng lượng thiên nhiên như ánh sáng ban ngày, cây cỏ, hoa lá…

Thiet ke sinh hoc
Chúng ta có thể đưa thiên nhiên vào nhà, thay đổi cách sắp xếp nhà cửa cũng như chọn những cách thiết kế mô phỏng thế giới tự nhiên.

Mặc dù một số công ty lớn như Microsoft và Amazon đang thực hiện các nguyên tắc thiết kế sinh học để tăng năng suất làm việc của nhân viên nhưng nó cũng không thực sự phổ biến. Bill Browning, quản lý của công ty tư vấn nghiên cứu công trình xanh Terrapin Bright Green cho biết “Chúng ta đi theo hướng cải thiện điều kiện môi trường sống cho con người chứ không phải đặt quá nhiều người trong một không gian".

Có nhiều nghiên cứu ủng hộ sáng kiến về ánh sáng, không khí trong lành và tầm nhìn ra ngoài trời có lợi cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu tại Đại học Northwestern, làm việc trong phòng có ánh sáng tự nhiên có thể tăng năng suất, cải thiện tâm trạng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Họ nhận thấy, những người tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ban ngày như có thêm 46 phút ngủ so với những người làm việc trong ánh sáng nhân tạo.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2015 được thực hiện tại Hàn Quốc và được xuất bản bởi Viện Y tế Quốc gia, những người đàn ông trẻ tuổi làm việc trong môi trường cây xanh cũng cho rằng, tâm lý họ thoải mái hơn và giảm huyết áp tâm trương.

Nếu bạn muốn lấy lại sự tập trung nơi làm việc, hãy đi dạo bên ngoài một lúc, nếu không hãy ngắm một bức tranh phong cảnh thiên nhiên. Bởi các nhà khoa học thần kinh phát hiện ra rằng, nếu nhìn chằm chằm vào khung cảnh tự nhiên trong 40 giây trở lên thì vỏ não trước được nghỉ ngơi và sau đó con người sẽ có trạng thái công việc hoàn toàn hứng khởi. Còn rất nhiều nghiên cứu khác nữa chứng minh thiên nhiên thật sự giúp ích cho não bộ và cơ thể con người.

Chúng ta có thể đưa thiên nhiên vào nhà, thay đổi cách sắp xếp nhà cửa cũng như chọn những cách thiết kế mô phỏng thế giới tự nhiên.

Tạo nơi ẩn náu

Nơi ẩn náu là bất kỳ vị trí nào lưng bạn được bảo vệ và có mái che trên đầu. Đó có thể là một chiếc giường có màn trang trí mềm mại, một chỗ ngồi ngoài hiên dưới một chiếc ô, một chiếc ghế tựa lưng hoặc một chiếc ghế đặt cạnh cửa sổ hoặc lò sưởi. 

Trồng cây trong nhà

Đây là cách dễ dàng và đơn giản nhất để bắt đầu hành trình thiết kế sinh học của bạn. Tuy nhiên, hãy chọn những cây như trầu bà, đồng tiền hoặc cây dương xỉ. Chúng sẽ tạo thành một môi trường sống nhỏ hoàn hảo.

Tối đa hóa tầm nhìn

Việc mở rèm cửa và sắp xếp nội thất để có thể tối đa hóa tầm nhìn là điều rất quan trọng, đặc biệt nếu cây cối, thực vật hoặc chim bướm nằm trong tầm mắt. Và tầm nhìn khoảng cách 30m2 trở lên là lý tưởng. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top